1. Những sai lầm khi chọn nghề:
- Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố mẹ và người thân; Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn mình.
- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình.
- Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại
- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học
- Chọn nghề theo “mác” theo nhẫn “nhãn” theo phong trào.
- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không có liên qua như: Điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.
- Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội.
- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa chọn nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói.
2. Làm thế nào để chọn đúng nghề để học và làm việc:
Sau đây là một số thông tin bạn cần phải biết ít nhất khi định hướng nghề nghiệp:
- Xác định sở thích, đam mê, mục tiêu, mục đích cuộc đời để chọn ra nghề mình yêu thích và muốn theo đuổi.
- Xác định năng lực bản thân và điều kiện gia đình.
- Xác định các con đường để thực hiện ước mơ đó, công việc đó ( đi học, đi làm, đi làm thuê, làm chủ ).
- Xác định các lộ trình cho mình, đi học ( ở cấp đọ nào, nghề nào, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ), đi làm …
- Tên nghề và những nghề chuyên môn thường gặp trong nghề - Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề mình quan tâm và muốn nhắm tới ( ví dụ: Hướng dẫn du lịch, - Kỹ thuật chế biến món ăn, Tiếng nhật…)
- Nhu cầu lao thị trường lao động đối với nhành nghề đó.
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những nơi đào tạo nghành nghề từ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học ( ví dụ: Công nghệ thông tin, Hướng dẫn du lịch, Kế toán, … )
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo ( Nấu ăn, Hưỡng dẫn du lịch, Công nghệ thông tin đào tạo linh háp đáp ứng nhu cầu người vừa học vừa làm )
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường